Pháp luật luôn là một trong những công cụ sắc bén trong quá trình Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguồn gốc của pháp luật hay pháp luật ra đời khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này:
Câu hỏi: Pháp luật ra đời khi nào?
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. Pháp luật ra đời khi nhà nước ra đời.
Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:
Nguồn gốc của pháp luật được xem xét dưới 02 góc độ là theo quan niệm chung của xã hội và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
+ Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo.
+ Khi xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, đồng thời, cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buột chung được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử sự đó được thực hiện.
=> Do đó những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu: Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật; Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra – Án lệ; Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.
+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng cũng như Nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội.
+ Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp:
+ Trong xã hội nguyên thủy chưa có Nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giái… Là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.
=> Nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo… không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trọ đã thông qua Nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.
Do đó, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.
=> Tựu chung lại cả hai quan điểm đều thống nhất sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Do đó đáp án C là đáp án chính xác. Các quan điểm khẳng định còn lại là các khẳng định sai và chưa đúng về nguồn gốc của pháp luật.
Như vậy, Pháp luật ra đời khi nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết sẽ giúp các em học sinh nắm được những khái niệm, nội dung và bản chất của pháp luật phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi khác nhau nếu gặp phải.
Sau Đại hội cổ đông năm 2018, nhận thấy sự lớn mạnh của các chi nhánh, Ban lãnh đạo đã tái cấu trúc, thành lập các Tổng Công ty và nâng tầm thương hiệu thành Tập đoàn ICOGroup.
Nhà Trắng được xây dựng trên một mảnh đất ở khu vực sông Potomac mà Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington (tại chức từ 1789-1797) đặt tên là District of Columbia (1790) để tưởng nhớ nhà thám hiểm tìm ra châu Mỹ Christopher Columbus. Tổng thống Washington cho người vẽ bản đồ thành phố mới và nhà quy hoạch thành phố Pierre L'Enfant đảm nhận việc lập ra phố xá. Washington quyết định xây tòa nhà Capitol (Quốc hội) trên một khu đồi ở cuối thành phố và dinh tổng thống trên khu đồi ở đầu thành phố. Một cuộc thi được tổ chức để tuyển chọn bản thiết kế "Ngôi nhà tổng thống". Có 9 người tham gia và kiến trúc sư người Mỹ gốc Ireland James Hoban đã giành huy chương vàng với bản thiết kế đầy tính thẩm mỹ và thiết thực của mình.
Việc xây dựng tòa nhà bắt đầu vào tháng 10/1792. Công trình có kiểu mẫu giống tòa nhà Leinster mà bây giờ là trụ sở Quốc hội Ireland. Nhà Trắng được xây dựng xong vào năm 1800 với chi phí khoảng 232.371 USD, tính theo thời giá ngày nay khoảng 2,4 triệu USD. Mặc dù Tổng thống Washington giám sát việc xây dựng Nhà Trắng nhưng ông chưa bao giờ được ở trong ngôi nhà này. Cư dân đầu tiên của Nhà Trắng là Tổng thống Mỹ thứ 2 John Adams (1797-1801) và vợ ông. Lúc bấy giờ, Nhà Trắng được gọi là Cung điện tổng thống hay Tòa nhà tổng thống. Đây cũng là ngôi nhà riêng của người đứng đầu chính phủ mà công chúng có thể được phép tham quan.
Nhà Trắng có lịch sử khá độc đáo và thú vị. Nó trụ được qua trận hỏa hoạn đầu tiên trong cuộc chiến giữa Mỹ và Anh vào năm 1814 và cũng thoát nạn lần 2 trong vụ cháy ở chái Tây vào đêm Giáng sinh năm 1929. Tòa nhà sau đó đã được sơn trắng để che phủ các vết nám do khói lửa gây ra và cái tên Nhà Trắng ra đời từ đây. Dưới trào Tổng thống Harry S.Truman (1945-1953), bên trong tòa nhà - ngoại trừ tầng 3 - được đập phá hoàn toàn và nâng cấp lại, trừ các bức tường đá bên ngoài ngôi nhà. Tổng thống Truman tạm đến ở Blair House cũng ngay trên đại lộ Pennsylvania. Phong cách riêng của mỗi Tổng thống Mỹ được thể hiện qua cách họ trang trí nhà và tiếp đón khách trong thời gian họ cầm quyền. Năm 1805, Tổng thống Thomas Jefferson (1801-1809) tổ chức lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của mình tại Nhà Trắng. Những ai tham dự lễ nhậm chức của ông ở tòa nhà Capitol sẽ theo ông về Nhà Trắng - nơi ông chào đón mọi người tại Phòng Xanh (Blue Room). Tổng thống Jefferson cũng cho mở cửa chào đón các đoàn du khách và kể từ đó (ngoại trừ thời gian chiến tranh), Nhà Trắng luôn mở cửa đón chào công chúng. Ngoài ra, Jefferson còn tiếp đón khách vào những dịp đặc biệt như năm mới hay lễ Quốc khánh (4/7). Năm 1829, đám đông khoảng 2.000 người đã đến chúc mừng lễ nhậm chức của Tổng thống Andrew Jackson (1829-1837) tại Nhà Trắng khiến ông phải nghỉ tại khách sạn. Những người phục vụ trong Nhà Trắng phải chất đầy nước trái cây và rượu whisky trong các xô đặt trên bãi cỏ để kéo mọi người ra khỏi Nhà Trắng.
Kể từ sau lễ nhậm chức của Tổng thống A.Lincoln, số lượng người đến chúc mừng lễ nhậm chức của tổng thống quá lớn đến nỗi Nhà Trắng không đủ chỗ chứa. Tuy nhiên mãi đến nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Grover Cleveland (1885-1889; 1893-1897) thì việc tổ chức mừng lễ nhậm chức của tổng thống mới quy củ và an toàn hơn. Ông cho xây một khán đài trước Nhà Trắng và tổ chức lễ tại đây. Việc tiếp đón du khách nhân dịp năm mới và Quốc khánh vẫn tiếp tục duy trì đến đầu những năm 1930. Sau một thời gian gián đoạn, mãi đến tháng 1/1993, Tổng thống B.Clinton (1993-2001) mới khôi phục lại phong tục truyền thống này. Ông và phu nhân cùng vợ chồng Phó tổng thống A.Gore đã tiếp đón 2.000 khách được chọn thông qua hình thức bốc thăm tại Phòng Tiếp đón ngoại giao.