Tiền Trợ Cấp Bộ Đội Xuất Ngũ

Tiền Trợ Cấp Bộ Đội Xuất Ngũ

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ là vấn đề được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, đã có những chính sách thiết thực. Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động là rất lớn nên theo Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú (TS, NGƯT) Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, nếu tăng cường hơn nữa sự phối hợp chủ động giữa các đơn vị liên quan thì bộ đội xuất ngũ (BĐXN) sẽ có ngay việc làm tốt.

Bộ đội xuất ngũ năm 2025 được bao nhiêu tiền?

Mức trợ cấp đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP.

Theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cụ thể như sau:

– Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;

– Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở

– Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

– Đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Hiện nay mức lương cơ sở theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng. Như vậy, tham gia nghĩa vụ quân sự 2025 xuất ngũ với thời gian phục vụ bình thường là 24 tháng sẽ được hưởng:

2 x 2 x 2.340.000 = 9.360.000 đồng

Đồng thời, hạ sĩ quan, binh sĩ còn được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ, tương đương:

2.340.000 x 6 = 14.040.000 đồng

Như vậy, tổng cộng số tiền trợ cấp khi xuất ngũ khi tham gia nghĩa vụ quân sự 2025 với thời gian phục vụ là 24 tháng được nhận với mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ là 23.400.000 đồng theo quy định hiện nay.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Tuy nhiên, trong trường hợp sau Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng:

– Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

– Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Theo Điều 43 Luật này, hạ sĩ quan, binh sĩ cũng có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật.

Dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ- một vấn đề cần được ưu tiên.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ trì xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề.

Theo đó, đối với trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp, mỗi người được cấp 1 thẻ học nghề, có giá trị tối đa bằng 12 tháng lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức Nhà nước tại thời điểm học nghề. Thẻ học nghề có giá trị 1 năm kể từ ngày cấp.

Đối với trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ cao đẳng và trung cấp, được Nhà nước hỗ trợ học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề.

Ngoài ra, theo đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, bộ đội xuất ngũ còn được vay tiền để học nghề theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27.9.2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Quy định này nhằm hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ cao, thời gian đào tạo dài, đồng thời bổ sung đối tượng bộ đội xuất ngũ theo vay vốn để chi trả các khoản sinh hoạt phí khi tham gia học nghề.

Việc tổ chức dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ do Bộ Quốc phòng thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Để tạo sân chơi bình đẳng giữa các cơ sở dạy nghề công lập, tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng phát huy thế mạnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng thống nhất đề xuất cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng: Được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Chính phủ như các cơ sở dạy nghề công lập của các Bộ, ngành Trung ương.

Mời bạn đọc xem toàn văn Dự thảo Quyết định và góp ý

Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong 3 năm qua (2006-2008), đã đưa 9.925 bộ đội xuất ngũ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Đài Loan, Slovakia, Trung Đông... Số học viên tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề quân đội có việc làm hoặc tự tạo việc làm với tỷ lệ khoảng 70-80%.