- Căn cứ công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2014 của Tổng cục Hải quan các trường hợp xuất khẩu hàng hóa không có Hợp đồng thương mại (phi mậu dịch) khai báo theo mã loại hình H21. Trường hợp Công ty xuất khẩu hàng hóa như đã nêu không có hợp đồng thương mại mà chỉ có thoả thuận về hàng mẫu và không thanh toán nên công ty có thể mở tờ khai theo mã loại hình H21. Trường hợp Công ty xuất cho đối tác là DNCX sản phẩm để làm mẫu, trong hợp đồng thể hiện rõ không thanh toán thì mở tờ khai theo loại hình H21
Thuế xuất khẩu cây gỗ xẻ thanh?
Thủ tục xuất khẩu gỗ xẻ thanh cần những chứng từ gì? Có cần xuất giấy phép khi xuất khẩu gỗ xẻ thanh không? Có cần làm chứng nhận CITES khi xuất khẩu gỗ xẻ thanh không? Đây là những câu hỏi mà CVC nhận được rất nhiều trong thời gian qua.
Gỗ xẻ thanh là những thanh gỗ dày được xẻ ra từ cây gỗ tròn. Gỗ xẻ thanh được sử dụng chủ yếu cho mục đích xây dựng hoặc để chế tạo đồ nội thất, sản xuất giấy và thậm chí là ván ép (plywood). Hơn 60% gỗ xẻ nhập về nước ta là để phục vụ cho mục đích xây dựng Gỗ xẻ thanh được phân loại thành 2 loại chính là gỗ xẻ từ cây gỗ cứng và gỗ xẻ từ cây gỗ mềm. Gỗ xẻ từ cây gỗ mềm dễ cưa, đục, do đó thường được sử dụng để chế tạo đồ nội thất, sản xuất giấy hoặc xây dựng nhà cửa cho khu dân cư. Trong khi đó, gỗ xẻ từ cây gỗ cứng thường được dùng trong chế tạo bàn ghế, pallets và ván sàn
Chế biến và xuất khẩu gỗ ngày càng phát triển với sự chủ động về công nghệ và nguyên liệu. Việt Nam đang hướng tới là quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ triển vọng nhất thế giới. Ngành gỗ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn tuy nhiên, vượt lên những khó khăn trong đại dịch, ngành gỗ vẫn cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc.
Để hiểu rõ hơn về quy trình và chứng từ khai báo hải quan xuất khẩu gỗ thì mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của công ty logistics cuocvanchuyen - CVC. Bài viết được thực hiện dựa trên kinh nghiệm làm hàng thực tế cũng nhưng kinh nghiệm nhiều năm trong ngành logistics.
Theo thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT thì sẽ có danh mục hàng hóa có nguồn gốc là gỗ tự nhiên, gỗ xẻ từ cây rừng tự nhiên bị cấm Xuất khẩu.
Căn cứ Điều 7 và Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ:
Điều 7. Cấm xuất khẩu Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau: Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.
Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.
Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.
Do đó để được xuất khẩu gỗ xẻ thanh thì cần lưu ý những vấn đề nêu trên, cần quan tâm đến loại gỗ và nguồn gốc của gỗ để thuận tiên cho việc xuất khẩu gỗ xẻ thanh.
Chứng từ khai báo hải quan xuất khẩu gỗ xe thanh cần có như sau:
Lưu ý: Sản phẩm phải có nhãn mác xuất xứ rõ ràng theo quy định nhãn hàng hóa nhập khẩu theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa
Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.
Bước 2: Kiểm tra chứng tứ xuất khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract,….
Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng
Bước 4: Nhận booking và tiến hành đóng hàng, đưa hàng ra cảng theo thông tin trên booking.
Bước 5: Truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm ECUS
Bước 6: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ, chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.
Bước 7: Cung cấp vận đơn nháp để để khách hàng kiểm tra và xác nhận thông tin. Vận đơn chính thức được phát hành vào ngày tàu chạy.
Bước 8: Sau khi có vận đơn có thể tiến hành làm C/O (nếu cần) và cung cấp toàn bộ chứng từ của lô hàng cho người mua.
Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác
Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương và hơn 300 nhân sự
Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng, dán nhãn năng lượng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi - công ty logistics cuocvanchuyen để được tư vấn chi tiết hơn.