Quân sự, đó là một chặng đường không thể tránh khỏi, mà tất cả các sinh viên đều phải trải qua. Đó là những ngày tháng rèn luyện, nơi chúng ta tiếp xúc với súng, đạn, và học hỏi về an ninh quốc phòng. Những buổi tập luyện mang theo mùi khói súng, tiếng nổ đạn và mồ hôi của sự cố gắng. Chúng tôi học cách sắp xếp, tháo lắp, và sử dụng vũ khí một cách an toàn và hiệu quả. Kiến thức về chiến thuật và an ninh quốc phòng được truyền đạt bằng sự tận tâm của các giảng viên có kinh nghiệm. Vậy chi tiết Học quân sự ở Đại học học những gì?
Học quân sự ở đại học có bắt buộc không?
Căn cứ vào quy định của nhà nước, sinh viên bắt buộc phải học quân sự ở đại học. Điều này được giải thích theo Điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 và Tại khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018.
Cụ thể, điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 có quy định về giáo dục quốc phòng và an ninh tại cơ sở giáo dục đại học, như sau:
“Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học – Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học. Trong chương trình đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho người học nghiên cứu, học tập ngoại khóa với nội dung và hình thức thích hợp.”
Cùng với đó, tại khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định: “Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này”.
Như vậy, theo các quy định trên thì trường đại học được xác định là cơ sở giáo dục đại học. Học quân sự hay môn giáo dục quốc phòng và an ninh tại cơ sở giáo dục đại học tức là môn học chính của trường đại học. Do đó, sinh viên bắt buộc phải học môn quân sự là câu trả lời cho học quân sự ở đại học có bắt buộc không.
Học quân sự ở đại học có được về không
Câu trả lời là KHÔNG, sinh viên không được về nhà trong quá trình học quân sự (bao gồm các ngày cuối tuần và ngày lễ). Để đảm bảo an toàn khi học quân sự thì sinh viên sẽ phải bắt buộc mang theo CMND/CCCD và thẻ sinh viên để kiểm tra khi học tập.
Học quân sự ở đại học trong bao lâu?
Quan tâm đến vấn đề học quân sự ở đại học trong bao lâu cũng là điều quan trọng không kém học quân sự ở đại học có bắt buộc không. Bởi các bạn tân sinh viên sẽ có thời gian chuẩn bị tinh thần, sức khỏe cũng như vật dụng cần thiết cho kỳ quân sự ngắn hạn này.
Học quân sự ở đại học trong bao lâu? Hiện nay, sinh viên phải trải qua 75 giờ học quân sự bao gồm 36 giờ lý thuyết và 35 giờ học thực hành. Ngoài ra, sinh viên còn có 4 giờ kiểm tra. Tùy theo từng trường đại học mà bạn có nhiều hình thực học khác nhau. Đa số các bạn sẽ đi học quân sự trong vòng 28 ngày. Cụ thể các giờ học được quy định theo Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Đối tượng nào được miễn, tạm hoãn học quân sự ở đại học
Học quân sự là học phần bắt buộc đối với sinh viên đại học. Nhưng một số sinh viên muốn được miễn hoặc tạm hoãn vì một vài lý do cá nhân hoặc sức khỏe yếu. Vậy đối tượng nào được miễn, tạm hoãn học quân sự ở đại học?
Học quân sự ở đại học học những nội dung gì?
Học quân sự là cách gọi ngắn gọn giữa các bạn sinh viên với nhau, theo đúng quy định pháp luật sẽ là học giáo dục quốc phòng và an ninh
Nội dung học quân sự ở đại học học sẽ gồm: 04 học phần chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh với sinh viên đại học
Căn cứ theo Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT thì căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết, cụ thể như sau:
Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại
Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh
Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác
An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần
Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại
Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội
Điều lệnh đội ngũ từng người có súng
Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự
Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao
Học phần IV: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng. Ném lựu đạn bài 1
Từng người trong chiến đấu tiến công
Từng người trong chiến đấu phòng ngự
Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới)
Như vậy, nội dung học quân sự ở đại học học sẽ có 4 học phần.
Học quân sự ở đại học học những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Sinh viên nào thuộc đối tượng được miễn học quân sự?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được miễn học quân sự (môn học GDQP&AN) như sau:
- Sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;
- Sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;
- Sinh viên là người nước ngoài.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN bao gồm:
- Học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
Đồng thời tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được miễn học các nội dung thực hành kỹ năng quân sự bao gồm:
- Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
- Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;
- Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
Đối với trường hợp tạm hoãn học môn học GDQP&AN, Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học GDQP&AN. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.
Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQP&AN quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH bao gồm:
- Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;
- Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì mọi sinh viên đều bắt buộc phải học môn giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học trừ các trường hợp được miễn.
Đối với sinh viên trước đó đã hoàn thành quá trình nghĩa vụ quân sự 2 năm thì vẫn phải học môn học này nhưng sẽ được miễn học các nội dung thực hành kỹ năng quân sự tức chỉ học lý thuyết và miễn thực hành.