Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 9.689,61 km2. Dân số toàn tỉnh khoảng 540.500 người, trong đó DTTS chiếm hơn gần 55%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ gồm: Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre (Hrê). Ngoài ra, còn có các dân tộc từ miền Bắc di cư vào như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Thổ, Sán Dìu, Sán Chay, HMông, Dao, Lào, Giáy... từ miền Trung có các dân tộc như: Cơ Tu, Cor, Vân Kiều, Ra Glai ... Co Ho, Ê Đê, Tà Ôi ... từ miền Nam có 02 dân tộc là Hoa, Khơ Me.
Vĩnh Phúc có bao nhiêu đơn vị cấp huyện?
Danh sách các đơn vị cấp huyện của Vĩnh Phúc mời các bạn xem lại phần trên!
Đơn vị cấp huyện trung tâm của Vĩnh Phúc là gì?
Trung tâm của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ).
Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra ngày 28/11 với sự tham gia của 250 đại biểu, đại diện cho hơn 27.000 đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh.
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị, Vĩnh Long tiếp tục quan tâm phổ biến, quán triệt, triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Đồng thời nỗ lực giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giúp đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu trên quê hương.
Vĩnh Long tập trung thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để triển khai nhanh các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, bảo đảm hoàn thành mục tiêu Chính phủ đã xác định.
Cùng với đó, tỉnh tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục thực hiện tốt chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Địa phương quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là người dân tộc thiểu số, từ đó tiếp cận, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thông minh, đáp ứng định hướng quy hoạch của tỉnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao Bằng khen cho các cá nhân là người dân tộc thiểu số có thành tích tiêu biểu, xuất sắc giai đoạn 2019-2024. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN
Ông Hầu A Lềnh mong muốn, đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Vĩnh Long phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, cùng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời yêu cầu, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, đảm bảo bố trí người đủ tâm, đủ tầm để tham mưu thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương. Các địa phương chú trọng phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của người có uy tín trong cộng đồng, tạo điều kiện cho người có uy tín tham gia góp ý xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết của nhân dân.
Các cấp, ngành, địa phương quan tâm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa tốt đẹp, di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đồng thời, tuyên truyền, vận động đồng bào tích cực thi đua học tập, lao động, sản xuất để thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
Vĩnh Long hiện có 24 dân tộc đang sinh sống với 26.567 người (chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh). Trong đó, dân tộc Khmer 22.630 người (chiếm 2,21%), dân tộc Hoa 3.627 người (chiếm 0,35%), các dân tộc khác 339 người (chiếm 0,03%). Trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long tiếp tục phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đến cuối năm 2023, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn 301 hộ (chiếm 3,46% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số).
Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng mới 1.730 căn nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách chưa có nhà ở kiên cố; trong đó có 785 căn nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào được quan tâm, các lễ hội truyền thống được duy trì và phát huy giá trị... Qua các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương, điển hình tiên tiến là đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ đó, tạo sức lan tỏa và động lực để gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Tại Đại hội, Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long đã khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019 - 2024.
Hiệu quả từ các chính sách dân tộc
Thời gian qua, Vĩnh Long đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, qua đó, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer có nhà ở ổn định. Đặc biệt, đã có nhiều hộ tận dụng hiệu quả các chính sách ưu đãi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, tích cực đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo vùng dân tộc. Trong đó, xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn) là xã có đông đồng bào Khmer (chiếm 46%). Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách và dự án đầu tư phát triển, đời sống đồng bào Khmer Tân Mỹ đã thay đổi đáng kể. Với phương châm “trao cần câu hơn trao con cá”, các chính sách đã tạo động lực để người dân tự lực vươn lên trong cuộc sống.
Là hộ được thụ hưởng chính sách từ nguồn vốn vay ưu đãi, anh Thạch An, ở ấp Sóc Ruộng, xã Tân Mỹ đã biết tận dụng tốt các nguồn vốn vay, gia đình anh từng bước có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Anh Thạch An kể: “Trước đây, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, cuộc sống bấp bênh do không có công việc ổn định. Chúng tôi có 1.000m2 đất nhưng đã “cầm cố” nên phải đi làm thuê. Năm 2018, được chính quyền hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng nên gia đình tôi có tiền thu hồi lại đất để trồng cỏ, đồng thời, mua 2 con bò sinh sản về nuôi. Không chỉ được hỗ trợ vốn sản xuất, chúng tôi cũng được hỗ trợ kinh phí xây nhà. Đến nay, căn nhà đã hoàn thành, bò cũng đã sinh sản được 4 lứa. Giờ đây, cuộc sống gia đình tôi đã ổn định, vừa có được vốn để trả tiền vay, vừa có cơ hội tiếp tục phát triển kinh tế gia đình”.
Ở ấp Sóc Rừng (xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình) có hộ anh Thạch Đa Ra, bên cạnh trồng lúa, anh còn học hỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng dưa hấu trên đất lúa. Nhờ chịu khó học hỏi, anh thu được hiệu quả khá ổn định, nhờ vậy mà không chỉ trả hết nợ vay ngân hàng, còn mua thêm 3.000m2 đất để mở rộng quy mô sản xuất.
Theo ông Cao Thành Giang, Chủ tịch UBND xã Loan Mỹ: Những năm qua, xã Loan Mỹ đã vận động chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa không hiệu quả sang phát triển kinh tế vườn, trồng cây màu được 64,3ha, phát triển được nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả khá tốt, tăng giá trị lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa, tăng thu nhập bình quân 43 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, để giúp đồng bào dân tộc nâng cao hiệu sản xuất, xã đã phối hợp mở các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế như: Nuôi bò, trồng nấm rơm, trồng sen, đưa cây màu xuống ruộng...
"Năm 2022, xã xây dựng 44 căn nhà giúp đồng bào, hỗ trợ vay vốn hơn 3,5 tỷ đồng, kéo nước máy cho 30 hộ khó khăn. Mục tiêu sắp tới, chúng tôi sẽ giúp bà con ổn định sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững” - ông Cao Thành Giang khẳng định.
Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho đồng bào Khmer. Những chính sách thiết thực được triển khai kịp thời đã tạo “chiếc cần câu” giúp đỡ đồng bào dân tộc Khmer tiệm cận với các nguồn vốn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. Hiệu quả mang lại rõ rệt khi đã khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo, không chỉ nâng cao đời sống gia đình, mà còn góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, ông Thạch Dương cho biết: Năm 2022, tổng kinh phí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh hơn 16 tỷ đồng để thực hiện 8 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vĩnh Long đã hỗ trợ nước sinh hoạt cho 239 hộ DTTS với kinh phí 718 triệu đồng; đầu tư triển khai 8 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS ở hai xã Tân Mỹ và Trà Côn (huyện Trà Ôn), với tổng kinh phí hơn 8,3 tỷ đồng; đầu tư dự án phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổng kinh phí thực hiện 5,5 tỷ đồng...
Đặc biệt, MTTQ Việt Nam các cấp đã triển khai xây dựng 307 căn nhà Đại đoàn kết tặng hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc Khmer, trị giá hơn 15 tỷ đồng. “Tính đến cuối năm 2022, theo tiêu chí đa chiều, Vĩnh Long còn 5.906 hộ nghèo (chiếm 2,01%), hộ cận nghèo còn 10.046 hộ (chiếm 3,42%); trong đó, hộ nghèo DTTS là 936 hộ (chiếm 10,12% so với hộ DTTS), hộ cận nghèo DTTS là 886 hộ (chiếm 9,57% so với hộ DTTS)” - ông Dương nói.
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, Vĩnh Long được triển khai thực hiện 8 dự án, với tổng kinh phí thực hiện trên 103 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 83,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương là trên 13 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội là trên 4 tỷ đồng, vốn huy động khác là 2 tỷ đồng.
Chia sẻ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 của tỉnh Vĩnh Long, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Chương trình đề ra các mục tiêu đến năm 2025 là phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 2%/năm; trên 50% số xã ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở và đất sản xuất cho đồng bào DTTS...
Thông qua các chính sách đầu tư đã có tác động lớn, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long ngày càng được cải thiện. Trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy, người đã có kỹ năng trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.